Kia Morning 2012 nhập nguyên chiếc từ Hàn Quốc sở hữu kích thước dài x rộng x cao lần lượt là 3.595 x 1.595 x 1.490 (mm). Chiều dài trục cơ sở đạt 2.385 mm.
Ngoại thất được chủ nhân nâng cấp khá nhiều. Phần đầu xe hài hoà với cụm lưới tản nhiệt nhỏ chính giữa. Hệ thống đèn nguyên bản đã thay thế bằng loại halogen projector, bóng LED ở đèn sương mù cho khả năng chiếu sáng tối ưu hơn.
Bộ mâm độ 5 chấu kép kích thước 15 inch tới từ Titan. Gương chiếu hậu cũng tích hợp hệ thống đèn báo rẽ. Đuôi xe vẫn được giữ nguyên bản với cụm đèn hậu halogen. Ngoài ra chủ xe còn lắp thêm camera lùi.
Bước vào bên trong, nội thất của chiếc xe cũng được chủ nhân chăm chút lại với vô-lăng 2 chấu giả carbon, tích hợp nhiều nút bấm như đàm thoại rảnh tay, chỉnh chế độ và tăng giảm âm lượng.
Vì là mẫu xe Van nên chiếc Kia Morning này chỉ trang bị hàng ghế trước còn phần sau hoàn toàn dành cho mục đích chở đồ. Ghế ngồi chỉnh cơ được bọc lại da hoàn toàn mới. Hệ thống điều hoà 1 vùng nguyên bản. Cụm đồng hồ thay mới với phần ô trung tâm là dạng kỹ thuật số thể hiện tốc độ, ODO và trạng thái xe. Hai ô còn lại là dạng cơ với bên trái thể hiện vòng tua máy, bên còn lại hiển thị mức xăng còn lại.
Ngoài ra, chủ xe cũng độ thêm hệ thống loa mới cùng màn hình Android tích hợp camera lùi. Động cơ được trang bị trên xe là loại Kappa 1.0L có công suất 69 mã lực và mô-men xoắn 95 Nm kết hợp với hộp số tự động 4 cấp.
Theo Tạp chí GTVT
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Kia Morning 2 chỗ, chạy 10 năm vẫn được rao bán giá 360 triệu đồngẢnh minh họa: UBC
Có rủi ro nào nếu tiêm vắc xin sau khi nhiễm Covid-19?
Có nghi ngại rằng nhiều người từng mắc Covid-19 gặp phải tác dụng phụ mạnh hơn sau liều vắc xin đầu tiên. Tuy nhiên, những người khác nhau có những tác dụng phụ khác nhau và một số người chưa bị Covid-19 cũng có khả năng bị tác dụng phụ rất mạnh.
Ngoài ra, nhiều người tiêm vắc xin từng mắc Covid-19 không có triệu chứng mà không nhận ra. Điều đó có thể góp phần vào sự thay đổi của các tác dụng phụ.
Miễn dịch sau nhiễm Covid-19 hay từ vắc xin tốt hơn?
Với một số loại bệnh như thủy đậu, bị nhiễm virus cho khả năng bảo vệ miễn dịch mạnh hơn so với vắc xin. Tuy nhiên, trong những trường hợp đó, bạn phải đối mặt với tất cả các biến chứng của việc nhiễm virus.
Với Covid-19, giới chuyên môn chưa chắc chắn việc tiếp xúc với virus có bảo vệ được khả năng lây nhiễm trong tương lai tốt hơn vắc xin hay không.
Khả năng miễn dịch tự nhiên có được sau khi nhiễm virus có thể thay đổi. Ví dụ, số lượng kháng thể mà cơ thể bạn tạo ra phụ thuộc vào lượng virus mà bạn phơi nhiễm.
Những loại vắc xin hiện có đã được chứng minh hiệu quả kích thích các kháng thể chống lại protein gai của đột biến. Các loại vắc xin mới được kỳ vọng sẽ tạo kháng thể đối với các phần khác của virus.
Các nhà khoa học ghi nhận một số người có phản ứng kháng thể sau khi nhiễm Covid-19 cao hơn so với sau khi tiêm chủng. Dù vậy, họ không có dữ liệu rõ ràng về cách phản ứng của kháng thể từ bệnh thể nhẹ so với thể nặng như thế nào.
Mặt khác, ở hầu hết mọi trường hợp, chủng ngừa tạo được rất nhiều kháng thể. Cho đến nay, vắc xin tỏ ra rất hiệu quả, đặc biệt là trong việc ngăn ngừa bệnh trở nặng, nhập viện và tử vong.
Ai không nên tiêm vắc xin?
CDC cho biết những người bị dị ứng với thành phần polyethylene glycol hoặc polysorbate không nên chủng ngừa vắc xin công nghệ mRNA (Pfizer, Moderna) và bất kỳ ai có phản ứng dị ứng ngay lập tức với liều đầu tiên không nên tiêm liều thứ hai.
Những người có tiền sử dị ứng với vắc xin hoặc liệu pháp tiêm cho một bệnh khác nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các trường hợp dị ứng thực phẩm không cần phải tránh vắc xin.
>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất
An Yên(Theo CBS, Uchicago Medicine)
Vắc xin phai dần theo thời gian, virus tiến hóa đột phá sẽ khiến người đã chủng ngừa đầy đủ vẫn mắc bệnh.
" alt=""/>Thời điểm có thể tiêm vắc xin sau khi khỏi CovidẢnh minh họa
Liều đầu tiên của vắc xin kích hoạt các phản ứng viêm cần thiết và bắt đầu xây dựng kháng thể. Với liều thứ hai, các tế bào nhớ bắt đầu hoạt động để thu thập kháng thể tăng cường cao hơn. Do đó, hệ miễn dịch có thể mạnh mẽ hơn và dẫn đến các phản ứng dữ dội.
Đây là lý do liều thứ hai có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn so với lần đầu tiên, mặc dù liều lượng giống hệt nhau.
Với một số loại vắc xin Covid-19, liều thứ hai thúc đẩy phản ứng kép. Hệ miễn dịch đã có sẵn một số kháng thể và liều vắc xin mới yêu cầu tạo ra nhiều kháng thể hơn. Do đó, các tác dụng phụ sẽ tăng lên. Loại phản ứng này có nhiều khả năng xảy ra với vắc xin phát triển theo công nghệ mRNA.
Tuy nhiên, hệ miễn dịch của mọi người không hoạt động theo cùng một cách. Do đó, cường độ và mức độ nặng nhẹ tác dụng phụ ở 2 lần của mỗi người sẽ không giống nhau.
Cấu trúc gene và thay đổi nội tiết tố cũng dễ làm bùng phát phản ứng. Đây là nguyên nhân phụ nữ có xu hướng gặp phải các tác dụng phụ nặng hơn nam giới. Họ cũng có thể bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, đau bụng và buồn nôn.
Các tác dụng phụ với vắc xin có xu hướng giống như bệnh cúm, có khả năng tương tự nhau sau 2 mũi. Tuy nhiên, các tác dụng phụ ở lần 2 có thể nặng hơn và khác về cường độ.
Đau tại chỗ tiêm, đau nhức, cứng khớp, sốt nhẹ là những triệu chứng được dự đoán sau khi tiêm mũi vắc xin đầu tiên. Đó là những dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm cùng với sự mệt mỏi, uể oải và khó chịu.
Nhiều người đã cảm thấy kiệt sức và muốn nghỉ một vài ngày sau khi tiêm liều thứ 2. Một số ít cho biết họ bị buồn nôn, nôn, nhức đầu và ớn lạnh.
Cần lưu ý rằng các phản ứng dị ứng và phản vệ có thể tấn công một người bất cứ lúc nào sau mũi 1 hay mũi 2.
Tác dụng phụ của vắc xin có thể gây khó chịu khiến bạn cần nghỉ ngơi bất kể bạn có khỏe mạnh hay có khả năng chịu đau ra sao. Mặc dù bạn có thể tiếp tục làm việc, nhưng cần tránh bất cứ điều gì gây thêm áp lực cho hệ miễn dịch hoặc khiến bạn mệt mỏi. Hạn chế các hoạt động hoặc công việc chiếm nhiều thời gian hoặc đòi hỏi bạn cần dùng nhiều sức.
Trước khi đi tiêm, bạn hãy cố gắng ăn uống, ngủ đủ giấc. Sau khi tiêm, cần uống nhiều nước và ăn thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất
An Yên(Theo Times of India)
TS.BS Châu đã ‘gạt’ đề xuất rút ngắn thời gian tiêm 2 mũi vắc xin để TP.HCM sớm hoạt động trở lại. Ông khẳng định, tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất mới đạt tối ưu hiệu quả miễn dịch của vắc xin.
" alt=""/>Lý do phản ứng phụ sau 2 mũi vắc xin Covid